HƯỚNG DẪN ĐI DÂY TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Cách đi dây điện công nghiệp trong tủ điện, Cách đi dây điện công nghiệp, dây cáp ngoài tủ điện, Cách kéo cáp từ tủ điện này đến tủ điện khác hoặc đến các thiết bị

Phân theo các loại cáp, Cách đi dây điện công nghiệp trong tủ điện, Cách đi dây điện công nghiệp, dây cáp ngoài tủ điện, Cách kéo cáp từ tủ điện này đến tủ điện khác hoặc đến các thiết bị, Cắt cáp cho đủ chiều dài, Bó cáp lại trong ống, Khi đi cáp trong máng,

HƯỚNG DẪN ĐI DÂY TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

HƯỚNG DẪN ĐI DÂY ĐIỆN , TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP, TỦ ĐIỆN, DÂY ĐIỆN, nối dây điện, đấu nối dây điện
Thiết kế và lắp đặt tủ điện cần phải đạt các tiêu chuẩn về an toàn điện, do đó từ khâu lên bản về thiết kế đến việc lắp các thiết bị, và đấu nối dây điện cũng rất quan trọng
HƯỚNG DẪN ĐI DÂY TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP

Dây cáp điện công nghiệp là loại dây dẫn tải được dòng điện lớn, được cách điện bằng lớp bọc cao su lưu hóa hoặc chất nhựa PVC. Loại dây này được cấu thành từ nhiều dây đơn nên có đặc điểm chính là mềm và dẻo. Thế nên việc đi dây điện chuẩn và khoa học chuẩn kỹ thuật trong công nghiệp luôn là điều quan trọng nhất. Tuy nhiên không phải ai cũng biết những cách đi dây trong tủ điện công nghiệp chuẩn nhất nếu không phải những người thợ lành nghề.

Thông thường người ta hay hiểu cách đi dây điện công nghiệp đó là dây nguội đi chung đến các đèn, dây nóng đi chung đến các công tắc.

1. Cách đi dây điện công nghiệp trong tủ điện

Khi đi dây điện trong nội bộ tủ điện, chúng ta chuẩn bị và thực hiện đi dây như cách trên. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý những điểm dưới đây:

1.1. Có một bản sơ đồ đấu nối dây của các thiết bị trong tủ điện. Ví dụ: Có khoảng 10, 20 thiết bị có cùng chung một điểm nối dây (24V) thì cần có một bản sơ đồ để người đi dây biết được là sẽ cần bắt đầu từ đâu, đi đến đâu, từ thiết bị nào đến thiết bị nào.

1.2. Khi đi dây trong nội bộ tủ, ta nên đi từ hàng kẹp (terminal board), sau đó đến các thiết bị ở gần, và đi tiếp đến các thiết bị kế đến.

1.3. Lưu ý đánh số và bấm đầu cosse hai đầu dây.

1.4. Sử dụng bút high light (bút đánh dấu, có nhiều màu sắc) để có thể đánh dấu ở trên sơ đồ.

1.5.

– Khi nối đến các thiết bị, chiều dài các đầu dây cần dư ra, đồng thời cũng cần sắp xếp cùng chiều, được uốn cong (xem xét đường kính d) để cho tiện (khi cần kẹp đo dòng), cho đẹp

– Khi bó dây cần sắp xếp các dây dẫn thẳng, ngay ngắn. Sử dụng dây đai bằng nhựa, dây gai để bó các dây đến các thiết bị. Dây nào quá dài có thể kéo zíc zắc rồi giấu vào bên trong bó dây

– Sử dụng hộp để cho đường chính vào bên trong hoặc bó gọn gàng bó dây lại

2. Cách đi dây điện công nghiệp, dây cáp ngoài tủ điện

Khi đi dây điện ngoài tủ điện, chúng ta chuẩn bị và thực hiện đi dây như cách trên. Ngoài ra, chúng ta cũng cần lưu ý những điểm dưới đây:

– Bắt đầu theo sơ đồ thứ tự từ cáp điện lực → cáp điều khiển → cáp tín hiệu

– Đấu nối cẩn thận từng sợi cáp một. Ta nên nối sợi hàng kẹp đầu tiên, rồi đến những sợi khác

– Thực hiện theo quy trình: bóc 250mm vỏ sợi cáp → kéo từng lõi sợi theo đường của nó → cắt dư khoảng 100 mm dây → thực hiện đánh số → ép cosse → xiết cho vào hàng kẹp.

– Tùy theo nhu cầu thiết kế mà ta sẽ bó chung các lõi dư với bó dây hay nối vào các hàng kẹp thừa hoặc để hở.

– Chỉ nên đối một đầu dây phía tủ điều khiển với đất (áp dụng cho vỏ chống nhiễu của cáp tín hiệu)

3. Cách kéo cáp từ tủ điện này đến tủ điện khác hoặc đến các thiết bị

3.1. Phân theo các loại cáp

– Về chủng loại: cáp điện lực, cáp điều khiển, cáp tín hiệu – vỏ chống nhiễu, cáp bù Thermocouple

– Về vị trí: cùng kéo đến một tủ trở thành một nhóm

3.2. Cắt cáp cho đủ chiều dài

– Để đấu nối vào hàng kẹp, ta cần tăng thêm mỗi đầu cáp một độ dài là 1,5m.

3.3. Bó cáp lại trong ống

– Cách nối: bó chung với dây mồi, mỗi bó khoảng 3m

– Cách thức: dùng sức người hoặc palang

– Xử lý: bơm nước vào trong ống để dễ kéo

3.4. Khi đi cáp trong máng

– Sử dụng dây đai cáp cỡ lớn để cố định thanh đỡ, máng cáp

– Sắp xếp gọn gàng, ngay hàng thẳng lối cáp ở trong máng. Nếu có thể, hãy gồm theo từng nhóm đã được phân loại trước đó

3.5.Chuẩn bị những đầu giữ cổ cáp (cable gland) ở trong ngăn thiết bị hoặc trong tủ điện

Hiện nay có 3 cách phân loại dây cáp điện được sử dụng phổ biến bao gồm:

– Phân loại dây cáp điện dựa vào kết cấu ruột dẫn: Theo đó, cáp điện công nghiệp sẽ được chia thành 2 loại: Cáp ruột mềm và cáp ruột cứng. Cáp ruột mềm là ruột dẫn được cấu thành từ nhiều sợi mềm, cáp ruột cứng được cấu thành từ sợi cứng hoặc 7 sợi mềm đấu lại với nhau.

– Phân loại dây cáp điện công nghiệp dựa vào số lượng ruột dẫn: Phụ thuộc vào số lượng ruột dẫn nằm trong cáp để phân loại dây cáp. Có các loại cáp điện đơn, cáp điện đôi, cáp điện ba,…

– Phân loại dây cáp điện công nghiệp dựa vào lớp vỏ bọc: Dựa vào hình dạng vỏ bọc của cáp điện công nghiệp để phân loại: cáp tròn, cáp oval,…

Lượt xem: 1490

Bài viết khác
Hổ trợ trực tuyến

HỖ TRỢ KỸ THUẬT0906842624 Email: Donglv.lvd@gmail.com

LIÊN HỆ BÁO GIÁ0329031760 Email: Cty.Lvd@gmail.com

Quảng cáo
Logo Logo
Đăng ký nhận tin
Kinh nghiệm và lời khuyên

KĨ THUẬT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV ĐẠT TIÊU CHUẨN

Trong tất cả các phòng sạch, nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều có sử dụng hệ thống...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Một hệ thống thông gió phải luôn được điều chỉnh cho từng ngôi nhà để đảm...
Video clip
Tin tức ngành

Biến tần Himel HAVBA4T0075G 10HP

Model: HAVSP4T0075P Thương hiệu: Himel Tính năng nổi bật: Hiệu suất cao, tiết kiệm...

Cầu dao tự động MCB 3 pha Himel

MCB 3P là một thiết bị điện thiết yếu trong các hệ thống điện công nghiệp và...

Khởi động từ| Contactor HDC33211M7 Himel

Khởi động từ (contactor) là một thiết bị điện dùng để đóng cắt các mạch điện...

Màn hình HMI delta 7 inch DOP-107BV

- Kích thước: 7 inch, đủ rộng để hiển thị nhiều thông tin quan trọng. - Độ phân...

Biến tần FRECON FR500A-4T-018G/022PB

- Công suất: 18.5/22kW (có nghĩa là công suất danh định của động cơ là 18.5kW, nhưng...

Biến tần 3P 380V 11kW Himel

Công suất: 11kW Nguồn cấp: 3 pha 380V 50/60Hz Điện áp ra: Có thể điều chỉnh trong...
Về đầu trang