DANH SÁCH CÁC LOẠI TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP| PHÂN LOẠI TỦ ĐIỆN

Tủ điện phân phối hạ thế, Tủ điện chiếu sáng, Tủ chuyển mạch  ATS, Tủ tụ bù công suất phản kháng, Tủ điện hạ thế, Tủ điều khiển, Tủ phòng cháy chữa cháy,

Tủ điện phân phối hạ thế, Tủ điện chiếu sáng, Tủ chuyển mạch  ATS, Tủ tụ bù công suất phản kháng, Tủ điện hạ thế, Tủ điều khiển, Tủ phòng cháy chữa cháy,

DANH SÁCH CÁC LOẠI TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP| PHÂN LOẠI TỦ ĐIỆN

TỦ ĐIỆN, CÁC LOẠI TỦ ĐIỆN, PHÂN LOẠI TỦ ĐIỆN
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tủ điện công nghiệp khác nhau. Tùy vào từng ứng dụng và nhu cầu sử dụng mà có các loại tủ điện khác nhau
Danh sách các loại tủ điện công nghiệp| Phân loại tủ điện

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại tủ điện công nghiệp khác nhau. Tùy vào từng ứng dụng và nhu cầu sử dụng mà có các loại tủ điện khác nhau như:

1. Tủ điện phân phối hạ thế.

  • Tủ điện phân phối DB. Tủ điện phân phối Distribution Board (DB) thường được dùng trong mạng điện hạ thế. Xét về vị trí lắp đặt, tủ phân phối DB luôn đứng sau tủ phân phối MSB. Tủ điện phân phối DB được xem là tủ điện phân phối nhỏ nhất. Bởi vậy, thiết bị này chỉ có thể phân phối điện cho một hoặc một số thiết bị điện. Như động cơ, máy trộn bê tông, máy bơm nước,… Do đó, tủ phân phối DB thường được lắp đặt cho các công trình nhỏ, trung tâm thương mại hay nhà hàng…
  • Tủ điện phân phối tổng MSB. Tủ điện phân phối Main Distribution Switchboard (MSB) cũng được dùng trong mạng điện hạ thế và thường đứng trước tủ phân phối DB. Thiết bị này đảm nhiệm chức năng đóng, cắt, bảo vệ và phân phối điện cho phụ tải. Dòng điện định mức của tủ phân phối tổng có thể lớn gấp 6 lần tủ phân phối DB. Bên trong tủ điện phân phối tổng chứa nhiều thiết bị quan trọng. Như tụ bù, chuyển mạch ats hay các ngõ tải… Tủ điện phân phối tổng MSB có phạm vi sử dụng trong các khu công nghiệp, phân xưởng, nhà máy, trường học, bệnh viện…

2. Tủ điện chiếu sáng.

Tủ điện chiếu sáng là tủ điện chứa các đầu mối điện và các thiết bị quan trọng của mạng điện chiếu sáng. Tủ điện chiếu sáng có thể vận hành theo hai cách. Một là vận hành tự động và hai là vận hành thủ công bằng tay. Với cách vận hành tự động, người dùng có thể cài đặt lộ trình hoạt động cố định cho tủ chiếu sáng. Theo đó, đến giờ hẹn, tủ chiếu sáng sẽ tự động đóng hay cắt hệ thống đèn của mạng điện. Ngược lại, cách vận hành bằng tay đòi hỏi người dùng phải trực tiếp làm việc với tủ điều khiển chiếu sáng. Tuy nhiên, cách điều khiển này lại rất hữu dụng đối với các trường hợp khẩn cấp.

Tủ điều khiển chiếu sáng sở hữu nhiều chức năng đa dạng. Như chức năng đóng, cắt một phần hoặc toàn bộ thiết bị chiếu sáng. Nhờ vậy mà các thiết bị chiếu sáng có thể hoạt động 10%, 50%, 100%, hoạt động liên tục hoặc ngắt quãng tùy vào sự điều khiển của tủ điện. Điều này cũng góp phần tạo nên những màn “trình diễn ánh sáng” đẹp mắt cho hệ thống thiết bị chiếu sáng. Tủ điện chiếu sáng thường được dùng cho hệ thống chiếu sáng ngoài trời. Như công viên, trung tâm giải trí, vườn hoa, sân vận động…

3.Tủ chuyển mạch  ATS.

Tủ điện ATS là thiết bị đảm nhiệm chức năng cân bằng và ổn định sự hoạt động của toàn bộ hệ thống điện. Nhờ vậy mà các mạng điện lớn sẽ tránh được các nguy cơ xấu xảy ra. Như dòng điện chập chờn, không ổn định, dòng điện bị mất pha, ngược pha… Do đó, tủ điện ATS chắc chắn sẽ mang lại sự hoạt động thông suốt cho các phân xưởng, nhà máy… Với ưu điểm này, tủ điện ats thường được dùng trong các không gian có quy mô sử dụng điện lớn. Như nhà máy, phân xưởng sản xuất công nghiệp, dây truyền hiện đại tự động hóa…

Nguyên lý hoạt động của tủ điện chuyển mạch ATS là:

Khi có sự cố điện lưới như mất điện hoặc chập điện, tủ ats sẽ chuyển đổi điện mạng lưới chính sang điện ở phụ tải. Nhờ vậy mà phụ tải chạy máy phát điện. Giúp quá trình vận hành của dây chuyền sản xuất không bị gián đoạn.

Khi điện lưới hoạt động ổn định trở lại, tủ ats sẽ kết nối lại mạng lưới điện chính. Đồng thời cắt nguồn điện của máy phát điện phụ để đảm bảo tiết kiệm điện năng.

Việc chuyển đổi mạch của tủ ats có thể được vận hành theo hai cách. Một là vận hành theo cơ chế tự động, hai là điều khiển thủ công bằng tay.

4. Tủ tụ bù công suất phản kháng.

Tủ tụ bù còn được gọi với cái tên khác cũng khá quen thuộc là tủ tụ bù công suất phản kháng. Tủ tụ bủ đảm nhiệm chức năng giảm công suất phản kháng (hay còn gọi là công suất vô công). Giúp tiết kiệm tối đa điện năng hao phí đồng thời giảm chi phí của mạng điện vận hành. Tủ điện tụ bù được ứng dụng trong các mạng điện hạ thế và các mạng điện có hệ số cảm kháng cao. Do đó phạm vi sử dụng của tủ tụ bù công suất phản kháng là phòng điều khiển điện của các tòa nhà, phân xưởng, công ty, khu công nghiệp…

Nguyên lý hoạt động của tủ điện tụ bù công suất phản kháng là: Tự động đóng cắt tụ bù khi độ lệch pha quá mức cài đặt là 0,95. Trạng này được duy trì cho đến khi độ lệch pha trở lại gần bằng với mức cài đặt. Hầu hết tủ tụ bù đều được thiết kế hoạt động điều khiển thông minh. Giúp mạng điện không bị hao phí, giữ ổn định trong quá trình vận hành mà không cần đến sự trực tiếp điều khiển của người dùng. Tủ tụ bù có nhiều phương pháp bù công suất phản kháng cho dòng điện. Như bù tập trung, bù riêng lẻ, bù theo nhóm, bù nền, bù động…

5. Tủ điện hạ thế.

Tủ điện hạ thế là thiết bị chỉ sử dụng cho mạng điện hạ thế. Tức là mạng điện đó phải đảm bảo nguồn điện luôn ở mức nhỏ hơn 0,4kV. Chức năng chính của tủ điện hạ thế là điều chỉnh các mạng điện cao hơn (mạng trung thế, mạng cao thế) sang mạng hạ thế. Tức là “chia nhỏ” mạng điện tổng tới nhu cầu sử dụng trong kinh doanh và sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy thiết bị này có vai trò cực kì quan trọng trong vấn đề điều hòa dòng điện. Nếu không được điều hòa dòng điện về đồng nhất điện hạ thế thì nguy cơ xấu sẽ xảy ra. Như chập, hỏng thậm chí là cháy nổ các thiết bị dân dụng.

Đặc biệt, tủ điện hạ thế còn có chức năng ngăn cách nguồn điện cao áp với môi trường. Giúp môi trường sống và làm việc của con người luôn được đảm bảo an toàn tối đa. Việc lắp đặt tủ điện hạ thế giúp tránh được các tai nạn điện xảy ra. Nhờ vậy mà các thiết bị điện trong mạng điện cũng được đảm bảo. Giúp giảm tối đa chi phí sửa chữa hay mua mới của người dùng.

6. Tủ điều khiển máy bơm ba pha.

Tủ điều khiển bơm là loại tủ điện có chức năng tự động bơm nước nguồn cấp cho các trường hợp cạn nước, mất pha. Ngược lại, tủ điều khiển bơm tự động ngắt bơm khi nước đã đầy. Trong phạm vi sử dụng cho nhiều máy bơm thì tủ điện bơm có thể điều khiển cùng lúc hoặc luân phiên từng thiết bị. Người ta phân loại tủ điện điều khiển bơm dựa vào số lượng bơm mà nó điều khiển. Theo đó, có tủ điều khiển 1 bơm, tủ điều khiển 2 bơm, tủ điều khiển 3 bơm… Ngoài ra còn có tủ điều khiển các thiết bị bơm của bể bơi bốn mùa cũng rất thông dụng trên thị trường hiện nay.

Tủ điều khiển bơm thường được sử dụng trong các phạm vi sau:

Hệ thống bơm nước cao áp lên các địa hình phức tạp và có độ dốc lớn

Hệ thống bơm nước phòng cháy chữa cháy cho tòa nhà cao tầng, nhà xưởng, công ty

Hệ thống bơm nước cho bể bơi trong trung tâm giải trí, khu vui chơi của chung cư, biệt thự…

Hệ thống bơm hút nước thải cho các nhà máy, công ty, chung cư…

7. Tủ điều khiển động cơ, motor( AHU, Chiller, FFU).

Tủ điện điều khiển động cơ có chức năng điều khiển sự hoạt động của các loại động cơ máy móc. Thông thường, tủ điện điều khiển động cơ thường dùng để điều khiển các thiết bị có công suất lớn. Như thiết bị cắt, đóng, kéo… trên dây chuyền sản xuất; thiết bị hút, thải… của các tòa nhà cao tầng…

Có 3 cách để khởi động tủ điều khiển động cơ, đó là:

Khởi động dùng biến tần. Ưu điểm của cách khởi động này là có thể tiết kiệm tối đa điện năng sử dụng. Đặc biệt, khởi động tủ điều khiển động cơ bằng biến tần cũng giúp bảo vệ động cơ khi đóng, cắt, ngắt, mạch…

Khởi động cứng. Phương pháp khởi động này chỉ được dùng cho những động cơ có mức công suất thấp. Ưu điểm của cách khởi động này là chi phí không cao và hoạt động tương đối ổn định. Tuy vậy, cách khởi động này cũng tồn tại một số nhược điểm. Đó là không thể dùng đối với thiết bị công suất lớn hoặc nhiều thiết bị hoạt động phức tạp.

Khởi động mềm. Cách khởi động mềm thường được ứng dụng với nguồn điện yếu và thiết bị công suất lớn. Khởi động mềm là phương pháp được đánh giá cao trong ngành công nghiệp. Bởi nó không chỉ giúp tiết kiệm điện năng hoạt động. Mà còn bảo vệ tối đa cho cả thiết bị và mạng lưới điện mà nó được vận hành. Tuy vậy, so với khởi động cứng thì khởi động mềm có giá thành cao hơn rất nhiều.

8. Tủ điều khiển phòng cháy chữa cháy.

9. Tủ điện thi công

Tủ điện thi công hay tủ điện thi công công trình là thiết bị thường được ứng dụng trong các công trình xây dựng quy mô lớn. Tủ điện thi công là nơi chứa và bảo vệ các đầu mối điện. Giúp nguồn điện cung cấp được bảo vệ tối đa và đảm bảo an toàn cho công nhân xây dựng. Dòng tủ điện cấp nguồn thi công có nhiều loại. Dựa vào độ linh hoạt và công suất hoạt động, người ta chia tủ điện thi công thành:

Tủ điện thi công gọn (tủ điện thi công tạm). Loại tủ điện này có ưu điểm là sở hữu nhiều bộ phận giúp người dùng có thể mang, xách, treo… nó vào bất cứ vị trí nào của công trình. Những bộ phận đó là dây quai xách, chân đế và bánh xe di chuyển. Nhờ vậy mà tại các công trình, tủ cấp nguồn tạm thi công có thể đặt dưới sàn, treo trên giàn giáo… Mà vẫn đảm bảo an toàn và cấp đủ nguồn điện cho thi công.

Tủ điện thi công công suất nhỏ. Loại tủ điện công suất nhỏ thường từ 40 đến dưới 70A. Tủ thi công công suất nhỏ thường được ứng dụng trong các đội thi công nhỏ. Thiết bị này vẫn đảm bảo thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi. Đồng thời có thể điều khiển nhiều thiết bị như máy hàn công nghiệp, máy trộn bê tông, máy thi công…

Tủ điện thi công công suất lớn. Tủ điện thi công loại này có mức A từ 100 trở lên. Thiết kế của tủ điện thi công công suất lớn cồng kềnh hơn nhưng cũng có nhiều ưu điểm hơn. Ưu điểm nổi bật của dòng tủ điện này là có tới 6 ổ cắm công nghiệp. Giúp đội thi công có thể dễ dàng kiểm soát quá trình vận hành của các thiết bị thi công.

10. Tủ điện công tơ

Tủ điện công tơ là thiết bị đảm nhiệm chức năng đo đếm các thông số điện năng. Tủ điện công tơ có thể được dùng cho phạm vi dân dụng để đo đếm điện năng thương mại. Hoặc dùng cho phạm vi công nghiệp để đo đếm điện năng kỹ thuật. Do đó, tủ điện công tơ có vị trí lắp đặt tương đối linh hoạt. Người dùng có thể lắp đặt nó trong hộ gia đình. Trong các phòng điều khiển điện của tòa nhà hoặc công ty, phân xưởng nhà máy… Thiết kế của tủ công tơ tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng. Nhìn chung, tủ công tơ điện có các loại sau đây:

11. Tủ công tơ điện phụ tải 1 pha/ 3 pha.

Loại tủ điện công tơ này dùng để đo đếm các dòng điện từ 3/9A đến khoảng 40/120A

Tủ công tơ điện phụ tải 3 pha. Loại công tơ này chia ra làm hai tiểu loại. Lợi thứ nhất là tủ công tơ điện 3 pha công suất nhỏ. Loại thứ hai là tủ công tơ điện 3 pha công suất lớn

Lượt xem: 356

Bài viết khác
Hổ trợ trực tuyến

HỖ TRỢ KỸ THUẬT0906842624 Email: Donglv.lvd@gmail.com

LIÊN HỆ BÁO GIÁ0329031760 Email: Cty.Lvd@gmail.com

Quảng cáo
Logo Logo
Đăng ký nhận tin
Kinh nghiệm và lời khuyên

KĨ THUẬT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV ĐẠT TIÊU CHUẨN

Trong tất cả các phòng sạch, nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều có sử dụng hệ thống...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Một hệ thống thông gió phải luôn được điều chỉnh cho từng ngôi nhà để đảm...
Video clip
Tin tức ngành

Dowload tài liệu thực hành tốt trong sản xuất thuốc (GMP)

Thực hành tốt trong sản xuất nhằm hạn chế những rủi ro, kiểm soát chất lượng...

Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y

Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch trong sản xuất thực phẩm đạt ISO

Trong quá trình lên kế hoạch xây dựng một nhà xưởng mới, các doanh nghiệp luôn...

Tìm hiểu về tĩnh điện và phương pháp chống tĩnh điện

Trong cuộc sống, tĩnh điện tồn tại ở mọi nơi và người ta không chú ý lắm đến...

Đèn phòng sạch và những kiến thức không thể không biết

Đèn phòng sạch là loại đèn chiếu sáng chuyên dụng cho các phòng sạch có yêu cầu...

Thiết kế hệ thống HVAC cho phòng sạch

Thiết kế hệ thống HVAC cho phòng sạch rất quan trọng, để phòng sạch mang tính ổn...
Về đầu trang