Tiêu chuẩn IEC là gì? Tại sao tiêu chuẩn này lại có ý nghĩa đối với các nền kinh tế phát triển đến vậy? Tiêu chuẩn IEC này mang đến những lợi ích gì cho chúng ta? Hôm nay, qua bài viết này, mời bạn hãy cùng Điện Phan Khang cùng tìm hiểu thử xem nhé. Nào, dzô.
1. Sơ lược tiểu sử tiêu chuẩn IEC
Hiện nay, tiêu chuẩn IEC đã được áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực trong các tiêu chuẩn điện kỹ thuật ở nước ta.
Trước khi Việt Nam ra nhập WTO, các tiêu chuẩn và chỉ tiêu thiết kế điện của nước ta hầu hết đều được áp dụng theo tiêu chuẩn Liên Xô cũ.
Mặc dù tại hội thảo Quốc tế về tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt điện, IEC 60364 vào năm 2003, Bộ Xây dựng đã khuyến khích các đơn vị tư vấn thiết kế điện theo tiêu chuẩn IEC này do đây là tiêu chuẩn đã được hầu hết các nước trên thế giới sử dụng.
Thế nhưng, mãi đến năm 2006, Bộ Khoa học công nghệ mới thực sự bạn hành các tiêu chuẩn dựa trên cơ sở chấp thuận các tiêu chuẩn của IEC. Trong khi đó, ở hầu hết các nước có nền công nghiệp phát triển đều đã sử dụng hệ thống tiêu chuẩn iec về điện.
Vậy, tiêu chuẩn IEC là gì và tại sao tiêu chuẩn này lại có ý nghĩa đối với các nền kinh tế phát triển đến vậy?
2. Định Nghĩa tiêu chuẩn IEC
IEC là tên viết tắt của Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế (International Electrotechnical Commission).
Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế cho kỹ thuật điện.
Ủy ban này được thành lập năm 1906, bạn đầu trụ sở của tổ chức này ở Luân Đôn nhưng từ năm 1948 thì được di dời sang Geneve.
Gần 20.000 chuyên gia từ các phòng thí nghiệm công nghiệp, thương mại, chính phủ, kiểm tra và nghiên cứu, các viện nghiên cứu và các nhóm người tiêu dùng tham gia vào công việc xây dựng tiêu chuẩn IEC.
3. Mục tiêu của tiêu chuẩn IEC
Là thúc đẩy sự hợp tác quốc tế về tiêu chuẩn hóa trong lĩnh vực điện, điện tử và các vấn đề liên quan khác.
IEC tạo ra một nền tảng để các doanh nghiệp và các chính phủ có thể thảo luận và phát triển các Tiêu chuẩn Quốc tế. IEC cũng là tổ chức quản lý hệ thống đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm hệ thống, dịch vụ điện – điện tử như:
- IECEE: Hệ thống thử nghiệm, chứng nhận sự phù hợp toàn cầu cho các thiết bị – linh kiện kỹ thuật điện.
- IECQ: là hệ thống đánh giá chất lượng của các linh kiện điện tử, các vật liệu liên quan.
- IECEx: Hệ thống chứng nhận tiêu chuẩn liên quan đến thiết bị điện dùng ở môi trường dễ cháy nổ.
Tiêu chuẩn IEC
Cùng với ISO (tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa), ITU ( Liên minh Viễn thông Thế giới) và IEC đã tạo nên “bộ ba” tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, IEC và ISO đã thiết lập một thỏa thuận về phạm vi hoạt động của mỗi tổ chức. Theo đó, ISO và IEC đã thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO (ISO/IEC/JTC1).
4. Vai trò của IEC
Nhờ có các hoạt động tiêu chuẩn hóa và những đánh giá phù hợp cho tất cả các ngành kỹ thuật điện, điện tử và các ngành khác liên quan mà IEC luôn đáp ứng được các yêu cầu của thị trường toàn cầu.
IEC giúp thúc đẩy thương mại quốc tế và góp phần làm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Giúp phát triển sản phẩm, dịch vụ an toàn, hiệu quả cao và thân thiện với môi trường.
Hiện nay, các ấn phẩm của IEC được coi như nền tảng cho tiêu chuẩn hóa quốc gia và là tài liệu tham khảo khi soạn thảo hồ sơ thầu và hợp đồng quốc tế.
5. Tiêu chuẩn IEC ở Việt Nam
Kể từ khi ra nhập WTO, nước ta đã xác định rõ việc cần thiết phải hội nhập với nền kinh tế - kỹ thuật quốc tế. Chính vì thế, chúng ta nhận thấy rõ ràng việc áp dụng các tiêu chuẩn và chỉ tiêu thiết kế điện như cũ không còn phù hợp với tình hình mới.
Bộ khoa học Công nghệ đã ban hành một số tiêu chuẩn TCVN chấp nhận IEC để chuyển dịch thành tiêu chuẩn Việt Nam ( TCVN).
Hiện nay, các tiêu chuẩn điện kỹ thuật của Việt Nam phù hợp với IEC gồm có:
- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà: TCVN 7447:2004 (IEC 60364-1:2001)
- Hệ thống lắp đặt điện của các tòa nhà - Bảo vệ an toàn - Bảo vệ chống quá dòng: TCVN 7447-4-43:2004 (IEC 60364-4-41:2001)
- và còn rất nhiều
5.1. Một số tiêu chuẩn IEC có thể áp dụng ở Việt Nam
1. IEC- 364: Mạng điện các tòa nhà
2. IEC- 364- 3: Mạng điện của các tòa nhà. Phần 3- Đánh giá về các đặc tính chung.
3. IEC- 364- 4- 41: Mạng điện tòa nhà. Phần 4: Bảo vệ an toàn.
Mục 41: Bảo vệ chống điện giật
4. IEC- 364- 4- 42: Mạng điện tòa nhà. Phần 4: Bảo vệ an toàn.
Mục 42: Bảo vệ chống sự cố do nhiệt.
5. IEC- 364- 4- 43: Mạng điện tòa nhà. Phần 4: Bảo vệ an toàn.
Mục 43: Bảo vệ chống quá dòng.
6. IEC- 364- 4- 47: Mạng điện tòa nhà. Phần 4: Bảo vệ an toàn.
Mục 47: Các biện pháp bảo vệ chống điện giật.
7. IEC- 364- 5- 51: Mạng điện tòa nhà. Phần 5: Lựa chọn và lắp ráp thiết bị
Mục 51: Các quy tắc chung.
8. IEC- 364- 5- 52: Mạng điện tòa nhà. Phần 5: Lựa chọn và lắp ráp thiết bị
Mục 52: Hệ thống đi dây
9. IEC- 364- 5- 55: Mạng điện tòa nhà. Phần 5: Lựa chọn và lắp ráp thiết bị
Mục 53: Thiết bị đóng cắt và các bộ phận điều khiển
10. IEC- 364-6: Mạng điện toàn nhá. Phần 6: Kiểm tra
Hướng dẫn Thiết kế và lắp đặt điện theo IEC
6. Tiêu chuẩn IEC trong đảm bảo an toàn về điện
Việc thiết kế điện theo tiêu chuẩn iec của Hội đồng kĩ thuật điện quốc tế là thực sự cần thiết trong thi công để hạn chế các sự cố về điện xảy ra.
Bộ tiêu chuẩn IEC về điện gồm 6500 tiêu chuẩn về thiết kế, lắp đặt toàn bộ hệ thống điện.
Bộ tiêu chuẩn cũ của IEC đưa ra trước năm 1997 được đánh số lại bằng cách cộng số cũ với 6000. Ví dụ tiêu chuẩn cũ số IEC 237 đặt lại là IEC 60237.
Cuốn sách "Electrical Installation Guide" của Schneider Electric đã nêu rất rõ ràng và chi tiết về cách lắp đặt hệ thống điện theo tiểu chuẩn iec dành cho các kĩ sư cơ điện đã được ban hành, trong đó có IEC 364.
Hiện nay các quy tắc về an toàn của iec 364 và iec 479-1 là nền tảng cho hầu hết các tiêu chuẩn trên thế giới.
Hy vọng, qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về tiêu chuẩn IEC, cách áp dụng tiêu chuẩn IEC vào thiết kế và lắp đặt điện theo tiêu chuẩn IEC.