ISO là gì? Các bộ tiêu chuẩn của ISO

Khái niệm về ISO

Quy trình ISO là gì

ISO là gì? Các bộ tiêu chuẩn của ISO. Giấy chứng nhận ISO là kết quả đánh giá và là bằng chứng chứng minh Doanh nghiệp đã có hệ thống đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO. Sau khi Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá và xác nhận hệ thống của Doanh nghiệp phù hợp.

ISO là gì? Các bộ tiêu chuẩn của ISO
ISO là gì? Các bộ tiêu chuẩn của ISO_0906842624.Quy trình ISO được định nghĩa là: "nhằm xác định và đưa ra trình tự các bước để hướng dẫn việc thực hiện một hoạt động hay một quá trình trong hệ thống quản lý của tổ chức". Quy trình có thể thiết lập dưới dạng văn bản để hướng dẫn việc thực hiện tại chỗ.
ISO là gì? Các bộ tiêu chuẩn của ISO

ISO là gì? Các bộ tiêu chuẩn của ISO

Trong cuộc sống thường nhật, chắc hẳn bạn sẽ đôi ba lần nghe thấy cụm từ "tiêu chuẩn ISO". Đặc biệt là trong những quảng cáo trên TV hay mạng Internet. Đối khi, cụm từ này còn xuất hiện trên bao gói của các sản phẩm được bày bán tại siêu thị hay các cửa hàng tạp hóa,.. Thế nhưng liệu bạn có hiểu ISO là gì hay không? ISO có phải là tên của một loại tiêu chuẩn? Hay nó còn có ý nghĩa nào khác? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp cho  âu hỏi ISO là gì cũng như các bộ tiêu chuẩn của ISO hiện nay



1. Khái niệm về ISO


ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá (International Organization for Standardization), được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào ngày 23/2/1947, nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. ISO có trụ sở ở Geneva (Thụy Sĩ) và là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia của 111 nước. Tuỳ theo từng nước, mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO có khác nhau. Ở một số nước, Tổ chức Tiêu chuẩn hoá là các cơ quan chính thức hay bán chính thức của Chính phủ. Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hoá là Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ trên toàn cầu trở nên dễ dàng, tiện dụng hơn và đạt được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, thường các nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi nó có tính chất bắt buộc.


2. Vì sao gọi là ISO?


ISO là tên viết tắt của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hoá. Đây là một tổ chức có tính liên minh trên toàn thế giới với 140 quốc gia thành viên. ISO là tổ chức phi chính phủ, được thành lập vào năm 1947. Nhiệm vụ của ISO là thúc đẩy sự phát triển tiêu chuẩn hoá và những công việc có liên quan đến quá trình này, nhằm mục đích tạo thuận lợi cho hoạt động trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới. Quá trình tiêu chuẩn hoá cũng góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.

2.1 Các thành viên của tổ chức ISO

ISO gồm 162 thành viên được chia thành 3 dạng:

  1. Hội viên: Đây là cơ quan tiêu chuẩn đại diện ở mỗi quốc gia và là những thành viên duy nhất của ISO có quyền biểu quyết.
  2. Thành viên thường trực: Là những quốc gia không có tổ chức tiêu chuẩn của riêng họ. Các thành viên này được thông báo về công việc của ISO, nhưng không tham gia vào việc ban hành tiêu chuẩn.
  3. Thành viên đăng ký: Là những quốc gia có nền kinh tế nhỏ. Họ cần trả lệ phí thành viên và có thể theo dõi sự phát triển của các thành viên.

3. Các bộ tiêu chuẩn của ISO:

  • ISO 9001: 2015 - Hệ thống quản lý chất lượng
  • ISO 14001: 2015 - Hệ thống quản lý môi trường
  • ISO 45001: 2018 - Hệ thống quản lý An toàn và sức khỏe nghề nghiệp
  • ISO 22000: 2018 - Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm
  • ISO 13485: 2016 - Hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp dụng cụ Y tế
  • ISO/ IEC 17025: 2017 - Yêu cầu chung năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
  • ISO 27001: 2013- Hệ thống quản lý An ninh thông tin
  • ISO 31000: 2018 - Tiêu chuẩn quản lý rủi ro các quá trình hoạt động của tổ chức
  • ISO 50001: 2018 - Hệ thống quản lý năng lượng và nhiều tiêu chuẩn khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức.
  • ISO/TS 22003:2007: Quản lý hoạt động đánh giá hệ thống an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000.
  • ISO/IEC 17021:2006: Hệ thống tiêu chuẩn cho các tổ chức chứng nhận.
  • Và nhiều tiêu chuẩn khác có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của tổ chức.

4. Quy trình ISO là gì ?

Quy trình ISO được định nghĩa là: "nhằm xác định và đưa ra trình tự các bước để hướng dẫn việc thực hiện một hoạt động hay một quá trình trong hệ thống quản lý của tổ chức". Quy trình có thể thiết lập dưới dạng văn bản để hướng dẫn việc thực hiện tại chỗ.


5.Lợi ích của tiêu chuẩn ISO ?

Tiêu chuẩn ISO được xây dựng với ý tưởng trả lời một câu hỏi cơ bản: đó là cách tốt nhất để làm điều này?

Tiêu chuẩn ISO trong hơn 50 năm qua đã phát triển thành một gia đình tiêu chuẩn bao gồm mọi thứ từ đôi giày chúng ta đang đứng, đến mạng Wi-Fi kết nối chúng ta vô hình với nhau.

Giải quyết tất cả những điều này và hơn thế nữa, Tiêu chuẩn quốc tế ISO có nghĩa là người tiêu dùng có thể tin tưởng rằng sản phẩm của họ an toàn, đáng tin cậy và có chất lượng tốt. Các tiêu chuẩn của ISO về an toàn đường bộ, an toàn đồ chơi và bao bì y tế an toàn chỉ là một vài trong số đó giúp biến thế giới thành một nơi an toàn hơn.

Các cơ quan quản lý và chính phủ dựa trên các tiêu chuẩn ISO để giúp phát triển quy định tốt hơn, biết rằng họ có cơ sở vững chắc nhờ sự tham gia của đội ngũ các chuyên gia được thành lập trên toàn cầu.

Để tìm hiểu thêm về cách các tiêu chuẩn ISO liên quan đến hầu hết tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày và làm việc cho các doanh nghiệp lớn và nhỏ, bạn có thể thấy các tiêu chuẩn đang hoạt động ở bất cứ phạm vi nào. Với các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng không khí, nước và đất, phát thải khí và phóng xạ và các khía cạnh môi trường của sản phẩm, chúng bảo vệ sức khỏe của hành tinh và con người, ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế.


6. Chứng nhận ISO là gì?

Chứng nhận ISO là việc Doanh nghiệp được 01 Tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp cho doanh nghiệp Giấy chứng nhận ISO. Tổ chức chứng nhận sẽ  xác nhận Doanh nghiệp có Hệ thống quản lý phù hợp với các yêu cầu trong tiêu chuẩn ISO tương ứng. Kết quả của Chứng nhận ISO là Giấy chứng nhận ISO 9001 hay gọi là Chứng chỉ ISO 9001.


7. Tổ chức chứng nhận ISO

Tổ chức chứng nhận ISO là một pháp nhân có tư cách pháp lý rõ ràng. Quan trọng, tổ chức chứng nhận phải là đơn vị được cấp phép (chỉ định) của Bộ Khoa học Công nghệ trong lĩnh vực chứng nhận.
Hiện nay, tại Việt nam có rất nhiều tổ chức chứng nhận để Doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên có rất nhiều Tổ chức chứng nhận hiện nay đang hoạt động mà chưa có Giấy chỉ định của Bộ Khoa học công nghệ cho lĩnh vực chứng nhận.

Do vậy khi lựa chọn tổ chức chứng nhận, Doanh nghiệp nên tìm hiểu rõ các giấy tờ pháp lý của Tổ chức chứng nhận bao gồm:

1.Giấy đăng ký hoạt động lĩnh vực chứng nhận do Bộ Khoa học Công nghệ cấp.
2.Các hồ sơ pháp lý khác: Đăng ký kinh doanh; Hồ sơ năng lực.

 


8. Giấy chứng nhận ISO là gì?

Giấy chứng nhận ISO là kết quả đánh giá và là bằng chứng chứng minh Doanh nghiệp đã có hệ thống đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn ISO. Sau khi Tổ chức chứng nhận thực hiện đánh giá và xác nhận hệ thống của Doanh nghiệp phù hợp.
Doanh nghiệp sẽ được tổ chức chứng nhận cấp 01 giấy chứng nhận có các nội dung sau:

1.Tên của Tổ chức cấp chứng nhận
2.Thông tin doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận.
3.Tiêu chuẩn chứng nhận.
4.Phạm vi chứng nhận (lĩnh vực của doanh nghiệp).
5.Mã số chứng nhận; Ngày cấp chứng nhận; Ngày hết hạn.
6.Dấu chứng nhận.
7.Các thông tin khác cần thiết

Lưu ý: Giấy chứng nhận sẽ có Hiệu lực trong vòng 03 năm. Thời hạn giám sát 12/tháng.

Mong rằng sau bài viết này, Doanh nghiệp có thể hểu được ISO là gì ? Tiêu chuẩn và chứng nhận ISO là gì. Từ đó doanh nghiệp có thể lựa chọn áp dụng và chứng nhận ISO phù hợp với Doanh nghiệp mình.



yes ►Mọi thông tin chi tiết hay những vướng bận mà quý khách còn chưa biết chưa hiểu về tư vấn ISO, bạn đừng ngại mà hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay cho chúng tôi qua Hotline 0906842624 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Lượt xem: 627

Bài viết khác
Hổ trợ trực tuyến

HỖ TRỢ KỸ THUẬT0906842624 Email: Donglv.lvd@gmail.com

LIÊN HỆ BÁO GIÁ0329031760 Email: Cty.Lvd@gmail.com

Quảng cáo
Logo Logo
Đăng ký nhận tin
Kinh nghiệm và lời khuyên

KĨ THUẬT LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM VRV ĐẠT TIÊU CHUẨN

Trong tất cả các phòng sạch, nhà máy, xí nghiệp hiện nay đều có sử dụng hệ thống...

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐIỀU CHỈNH HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Một hệ thống thông gió phải luôn được điều chỉnh cho từng ngôi nhà để đảm...
Video clip
Tin tức ngành

Dowload tài liệu thực hành tốt trong sản xuất thuốc (GMP)

Thực hành tốt trong sản xuất nhằm hạn chế những rủi ro, kiểm soát chất lượng...

Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y

Thông tư 20/2011/TT-BNNPTNT thủ tục hành chính trong lĩnh vực thú y

Tiêu chuẩn thiết kế phòng sạch trong sản xuất thực phẩm đạt ISO

Trong quá trình lên kế hoạch xây dựng một nhà xưởng mới, các doanh nghiệp luôn...

Tìm hiểu về tĩnh điện và phương pháp chống tĩnh điện

Trong cuộc sống, tĩnh điện tồn tại ở mọi nơi và người ta không chú ý lắm đến...

Đèn phòng sạch và những kiến thức không thể không biết

Đèn phòng sạch là loại đèn chiếu sáng chuyên dụng cho các phòng sạch có yêu cầu...

Thiết kế hệ thống HVAC cho phòng sạch

Thiết kế hệ thống HVAC cho phòng sạch rất quan trọng, để phòng sạch mang tính ổn...
Về đầu trang